roe là gì

ROE là gì? Ý nghĩa và mối quan hệ của chỉ số ROE và ROA

ROE là gì? Vì sao chỉ số ROE quan trọng với giới đầu tư? Bài viết dưới đây sẽ giải thích đầy đủ ý nghĩa của ROA và mối quan hệ giữa chỉ số ROE và ROA.

Contents

ROE là gì?

ROE là viết tắt của cụm từ Return On Equity, có nghĩa là lợi nhuận trên vốn hoặc lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

roe là gì

Hiểu đơn giản, bạn bỏ một số vốn của bản thân (vốn tự có, không tính vay mượn) để kinh doanh. Sau một thời gian bạn thu được lãi. ROE chính là số tiền lãi chia cho số vốn mà bạn bỏ ra.

Công thức tính ROE như sau: ROE = Số lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%

Trong đó: Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường (sau khi thanh toán cổ tức cho cổ phần ưu đãi).

Vốn chủ sở hữu tức là vốn tự có của doanh nghiệp, không tính các khoản vay mượn. Ví dụ, số vốn ban đầu một doanh nghiệp bỏ ra là 2 tỷ, trong đó số vốn tự có của chủ doanh nghiệp là 1,5 tỷ còn 0,5 tỷ là đi vay. Như vậy số vốn chủ sở hữu là 1,5 tỷ.

ROE chính là thước đo về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, ROE đo đếm doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu đồng lãi dựa trên số vốn tự có.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Theo tiêu chuẩn quốc tế cụ thể là tiêu chí tiêu chí CANSLIM của Wiliam O’Neil, một doanh nghiệp được coi là tốt khi đạt chỉ số ROE tối thiểu là 15%. Trong khi đó, chỉ số ROA (tỷ số lợi nhuận trên tài sản) yêu cầu doanh nghiệp đạt mức tối thiểu là 7,5%.

Tương tự như ROA, giới đầu tư nên theo dõi ROE của doanh nghiệp trong 3 năm liên tiếp gần nhất. Doanh nghiệp nào duy trì tỷ số ROE ở mức trên 20%/năm trong 3 năm liên tiếp sẽ có chút mạnh mẽ trên thị trường.

Nếu chỉ số ROE của doanh nghiệp chỉ tăng ấn tượng trong một năm gần nhất trong khi các năm khác tăng giảm thất thường thì khả năng là hoạt động kinh doanh chưa ổn định.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên xem xét đến sự biến động của ROE và các yếu tố tác động đến sự biến động đó.

Nhà đầu tư dựa vào 3 yếu tố để tìm ra ROE của một doanh nghiệp tăng trưởng ổn định. Đó là lợi nhuận biên X đòn bẩy X vòng quay tài sản.

Khi ROE tăng đều và ổn định qua các năm tức là doanh nghiệp làm ăn tốt, sử dụng nguồn vốn hiệu quả và cổ phiếu của doanh nghiệp được đánh giá rất cao.

Lưu ý đặc biệt về ROE

Chỉ số ROE có ý nghĩa quan trọng nhưng nó hoàn toàn có thể bị bóp méo bằng nhiều thủ đoạn.

Khi doanh nghiệp thu mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng giá trị ESP (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) khiến giá trị sổ sách giảm đi và ROE tăng lên. Như vậy dù lợi nhuận của doanh nghiệp không thay đổi nhưng khoản mua lại cổ phiếu quỹ làm lợi nhuận ảo tăng lên sẽ đánh lừa nhà đầu tư hay tìm kiếm cổ phiếu giá rẻ giao dịch dưới giá trị thực.

Mối liên hệ giữa ROE và các chỉ số tài chính

Chỉ số ROE có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc với nhiều chỉ số tài chính khác. Hiểu rõ từng loại chỉ và mối liên hệ giữa chúng để đánh giá doanh nghiệp chính xác nhất.

Quan hệ giữa ROE và ROA

Tài sản hay tổng số vốn của doanh nghiệp có được từ hai nguồn: vốn tự có và vốn đi vay.

ROA là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông (sau thuế)/tổng số vốn của doanh nghiệp. Còn ROE là lợi nhuận ròng sau thuế/vốn tự có (không tính vốn vay)

mối quan hệ giữa roa và roe

 

Thông thường, chỉ số ROE được nhà đầu tư coi trọng hơn chỉ số ROA. Nhưng hiện nay hai chỉ số ROA và ROE thường đi cặp với nhau.

Qua đó, nhà đầu tư xem xét đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp dựa trên công thức: ROE/ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Nhà đầu tư sẽ xem xét sự đồng đều và tăng trưởng song hành của của 2 chỉ số. Ví dụ, doanh nghiệp ACD có chỉ số ROE là 30%, chỉ số ROA là 10%. và doanh nghiệp BDS có chỉ số ROE là 20% và ROA bằng 18%. Giữa hai doanh nghiệp này, nhà đầu tư sẽ đánh giá cao doanh nghiệp BDS hơn.

Khi so sánh chỉ số của các doanh nghiệp, các chuyên gia sẽ so sánh các doanh nghiệp kinh doanh cùng một ngành nghề. Bởi mỗi ngành nghề có đặc trưng ROA hay ROE khác nhau. Ví dụ ngành ngân hàng, chỉ số ROE luôn cao hơn chỉ số ROA, thậm chí có thể cao hơn gấp 10 lần. Bởi vì bản chất của ngành này là lấy tiền của người gửi đem cho người khác vay hoặc đầu tư kinh doanh.

Mối liên hệ giữa ROE và R

R là viết tắt chỉ tỷ lệ lãi vay ngân hàng

Khi ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng có nghĩa là doanh nghiệp đang có các khoản vay ngân hàng bằng hoặc cao hơn vốn cổ đông. Do vậy, lãi suất kiếm được chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

Khi ROE lớn hơn lãi vay ngân hàng, có nghĩa lợi nhuận kiếm được thừa chi trả các khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, cần đánh giá xem công ty đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh chưa và có khả năng tăng tỷ lệ ROE trong tương lai không.

Một số doanh nghiệp  có ROE tốt nhất thị trường Việt Nam?

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (mã: VNM)  luôn nằm trong nhóm tăng trưởng tốt và giá cao nhất thị trường.

Lý do là bởi VNM có chỉ số ROA và ROE rất tốt.

Theo thống kê, chỉ số ROE của VNM luôn cao trên 30% trong nhiều năm liền từ 2013 – 2016. Cụ thể: ROE của Vinamilk đạt 37,24% năm 2013, năm 2014 giảm nhẹ còn 30,84%. Đến năm 2015 ROE tăng trở lại mức 37,15% và đến năm 2016 tăng vọt lên 41,73%.

Những con số trên cho thấy VNM hoạt động kinh doanh vững mạnh trong nhiều năm qua. Công ty sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn của công đông.

Ngoài VNM, các cổ phiếu khác như: FPT, HPG, TCT… cũng có chỉ số ROE tốt và được giới đầu tư đánh giá cao.

pveic.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *