đồng tiền chung châu âu

Nhìn lại lịch sử đồng tiền chung châu Âu từ 1999 đến nay

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của đồng tiền chung châu Âu. Đồng tiền chung châu Âu đem lại lợi ích và thách thức gì cho các quốc gia thành viên.  Hãy cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của https://pveic.vn

Contents

Đồng tiền chung châu Âu ra đời như thế nào?

Đồng tiền chung châu Âu là tên gọi chỉ đồng Euro là đơn vị tiền tệ chính thức của Liên minh châu Âu và một số nước xung quanh.

đồng tiền chung châu âu

Hiện nay đồng euro có 2 loại: euro giấy và euro kim loại.

Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro. Mặt trước có hình của một cửa sổ hay phần trước của một cánh cửa, mặt sau là một chiếc cầu. Đây không phải là hình ảnh của các công trình xây dựng có thật mà chỉ là đặc điểm của từng thời kỳ kiến trúc. Đồng tiền giấy Euro do một người đàn ông nước Áo tên Robert Kalina thiết kế. Thiết kế của ông được chọn giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế tiền Euro trên toàn châu Âu.

Đồng tiền kim loại Euro có mặt trước hoàn toàn giống nhau đối với tất cả các quốc gia nhưng mặt sau là hình ảnh riêng của từng nước. Ví dụ đồng xu 1 Euro tại Áo lại có hình Mozart; đồng xe Euro tại Đức là hình đại bàng; tại Phần Lan là hình thiên nga và ở Hy Lạp là hình con cú.

Các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu

Các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu bao gồm:

18 nước thành viên chính thức của Liên minh châu Âu (EU) là: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Malta, Cộng hòa Síp, Estonia, Latvia, Litva

các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu âu

6 nước và vùng lãnh thổ khác không thuộc Liên minh châu Âu có sử dụng đồng Euro gồm: Vatican,San Marino,Monaco,Andorra, Kosovo, Montenegro

Tất cả những nước sử dụng đồng Euro tạo thành khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (còn gọi là eurozone).

Trong khối EU có 3 quốc gia không sử dụng đồng euro là Anh, Đan Mạch và Thụy Điển.

Lịch sử ra đời đồng Euro 

Tham vọng về một châu Âu sử dụng chung một đồng tiền lần đầu tiên được đưa ra bởi Thủ tướng Luxembourg, Pierre Werner năm 1970. Dự tính thành lập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu với tiền tệ thống nhất đến năm 1980 đã thất bại.

Sau đó đến năm 1972, Liên minh Tỷ giá hối đoái châu Âu được thành lập và năm 1979 là Hệ thống Tiền tệ châu Âu ra đời.

Đến năm 1988, ông Jacques Delors – chủ tịch Ủy ban châu Âu đã dẫn đầu thành lập một ủy ban xem xét về liên minh kinh tế và tiền tệ đã soạn thảo báo cáo Delors, dự định thành lập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu qua 3 giai đoạn:

Bước đầu tiên cho sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu được thực hiện từ tháng 7/1990 khi các nước châu Âu thống nhất việc tự do hóa lưu chuyển vốn giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu.

Ngày 1/1/1994, Viện tiền tệ châu Âu (nay là Ngân hàng châu Âu ECB) ra đời bắt đầu việc theo dõi tình trạng ngân sách quốc gia của các nước thành viên.

Đến ngày 16/12/1995, Hội đồng châu Âu – cơ quan quyền lực cao nhất của Liên minh châu Âu họp tại thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) đã ký quyết định khai sinh một loại tiền tệ mới có tên gọi là “Euro”.

Ngày 13/12/1996 các Bộ trưởng Tài chính của các nước thành viên EU đã họp và thống nhất thỏa thuận về Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng. Hiệp ước này ra đời nhằm bắt buộc các nước thành viên phải bảo đảm giữ kỷ luật về ngân sách để đảm bảo giá trị của đồng euro.

Từ ngày 1/5/1998, Hội đồng châu Âu họp và quyết định việc Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu chính thức có hiệu lực. Liên minh xác định 11 quốc gia thành viên theo các tiêu chuẩn hội tụ được quy định trước.

Ngày 1/1/1999, Euro chính thức trở thành đơn vị tiền tệ của châu Âu. Từ ngày này, việc trao đổi ngoại tệ, giao dịch, chuyển khoản… đã có thể thực hiện bằng đồng Euro.

Tuy nhiên phải 3 năm sau, từ ngày 1/1/2002, đồng Euro mới được phát hành tới tay người dân.

Đồng tiền cũ và đồng Euro được sử dụng song song trong thời gian chuyển tiếp chậm nhất đến tháng 6/2002, tùy thuộc vào từng quốc gia. Sau thời gian này, người dân tại các nước thực hiện đem đồng tiền cũ đến Ngân hàng quốc gia để đổi lấy đồng Euro.

Như vậy, đồng Euro đã có mặt trên thị trường gần 20 năm. Đồng tiền này có sức ảnh hưởng to lớn tới tài chính – kinh tế thế giới.

Tầm ảnh hưởng của đồng Euro đối với châu Âu và thế giới

Lợi ích khi sử dụng đồng tiền chung châu Âu

Đồng Euro ra đời trở thành đồng tiền chung đầu tiên của một nhóm khu vực trên thế giới. Đồng tiền thể hiện sự thống nhất cao về hoạt động kinh tế của các nước thành viên EU.

Đồng tiền chung châu Âu phục vụ tối đa cho những chính sách liên kết vĩ mô của các nước thành viên EU. Người dân được tự do đi lại, du lịch, mua sắm, tiêu dùng ở các nước thành viên và chỉ sử dụng một đồng tiền duy nhất.

lợi ích giao thương khi sử dụng đồng euro

Sự ra đời của đồng Euro thời điểm đó được coi là phương án cứu các nước thành viên thoát khỏi sức ép của việc các đồng tiền quốc gia đột ngột phá giá. Do đó, giới đầu cơ không còn cơ hội tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để khuấy đảo thị trường chung của toàn khối.

Thống kê cho thấy việc buôn bán giữa các nước thành viên EU chiếm đến 60% ngoại thương của khối do đó việc sử dụng thống nhất một đồng tiền sẽ đẩy mạnh hoạt động giao thương giữa các nước.

Đồng Euro giúp nền kinh tế các nước châu Âu giảm bớt sự ảnh hưởng xấu bởi dao động tỷ giá của đồng Đô la Mỹ.

Việc đồng tiền chung của một khối liên minh hùng mạnh nhất thế giới tạo ra thế đối trọng với đồng Đô la Mỹ, đồng tiền đã khống chế nền kinh tế thế giới suốt những năm qua.

Những tác động tiêu cực

Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng về lâu dài, đồng Euro đã và đang gây ra nhiều thách thức với các nước thành viên.

Việc đưa vào sử dụng đồng Euro khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Năm 2007, Uy bản châu Âu (EC) thực hiện một cuộc khảo sát tại các nước thành viên sau thời gian 5 năm chính thức đưa đồng Euro vào sử dụng. Kết quả cho thấy, 81% người dân không hài lòng với đồng Euro và cho rằng đồng tiền này chính là nguyên nhân khiến giá cả leo thang và họ buộc phải cắt giảm chi tiêu.

Nhiều chuyên gia quan sát ở châu Âu và trên thế giới nhận định sự ra đời của một đồng tiền chung không khác gì sự thao túng quyền lực tài chính. Bởi khi đó, mọi quyền lực đều nằm trong tay Ngân hàng Trung ương châu Âu. Đây là cơ quan đưa ra các chính sách tiền tệ đối với đồng euro và các nước thành viên sử dụng đồng tiền này buộc phải tuân theo, do vậy, làm giảm khả năng phản ứng của từng quốc gia trong điều hành và quản lý kinh tế trong nước.

Dù là thành viên trong cùng một cộng đồng nhưng mỗi quốc gia châu Âu lại có chế độ chính trị, nền văn hóa, pháp luật khác biệt. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng đồng tiền này chỉ có lợi ích về mặt kinh tế chứ không mang tính đại diện cho quốc gia, cho dân tộc.

Việc các nước thành viên sử dụng một đồng tiền chung không hẳn đem lại hiệu quả toàn diện. Bởi mỗi nền kinh tế thành viên lại có đặc điểm khác nhau, có nước giàu có nước nghèo. Sử dụng chung một đồng tiền có thể làm lây lan cuộc khủng hoảng tài chính ở một quốc gia ra các nước khác.

Vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay của các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu là tỷ lệ nợ. Hy Lạp là ví dụ điển hình về sự khác biệt kinh tế ở châu Âu. Những năm qua, Hy Lạp phải gánh khoản nợ công lên tới 120% GDP (trong khi quy định mức trần của các nước thành viên là 60% GDP).

Dù đã tham gia cộng động sử dụng đồng tiền chung châu Âu nhưng Hy Lạp mong muốn quay lại sử dụng đồng nội tệ để đánh giá đúng mực các khoản nợ và giảm bớt áp lực nợ nần trong nước cũng như cho các nước thành viên.

Một ví dụ khác là Tây Ban Nha dù có khoản nợ công thấp hơn Hy Lạp (trên 60% GDP) nhưng tốc độ thâm hụt thương mại lại tăng với tốc độ chóng mặt. Tây Ban Nha chao đảo vì tìm cách cân bằng cán cân thương mại. Nhiều năm qua Tây Ban Nha đã phải nỗ lực xuất khẩu nhiều hơn để cân đối lại nền kinh tế.

Đồng Euro ra đời cũng làm thay đổi hệ thống tài chính toàn cầu. Các hình thức thanh toán, giao dịch quốc tế, chứng khoán hay dự trữ ngoại tệ đều chịu tác động. Điều này khiến nhu cầu sử dụng Đô la Mỹ giảm, đầy giá Đô la Mỹ lao dốc khiến các nước trên thế giới phải có phương án đối phó.

Vì sao nước Anh không sử dụng đồng tiền chung châu Âu

Anh là một thành viên tích cực của Liên minh châu Âu dẫu vậy quốc gia này vẫn sử dụng đồng bảng Anh làm đơn vị tiền tệ chính thức.

Thời điểm đồng Euro ra đời, Thủ tướng Anh thời kỳ đó là ông Tony Blair đã tuyên bố nước Anh sẽ sử dụng đồng tiền chung châu Âu nếu đồng tiền này đáp ứng được “ Năm thủ nghiệm kinh tế” nước này đưa ra. Và thực tế nhiều người cho rằng nước Anh đã thiết lập nên những tiêu chuẩn quá cao mà đồng Euro không thể đáp ứng được với quốc gia này. Đó là:

  1. Các chu kỳ kinh doanh và cơ cấu kinh tế không phù hợp để Anh áp dụng lãi suất của đồng Euro
  2. Hệ thống đồng euro không đủ linh hoạt để nước Anh đối phó với các vấn đề kinh tế trong nước và thế giới.
  3. Việc áp dụng đồng euro không góp phần thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Vương quốc Anh.
  4. Đồng tiền chung châu Âu cũng không góp phần để duy trì vị thế cạnh tranh của ngành dịch vụ tài chính nước Anh
  5. Việc sử dụng đồng euro không giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định việc làm dài hạn cho nước Anh

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định nguyên nhân chính khiến nước Anh từ chối sử dụng đồng Euro là vì chính phủ Anh muốn duy trì quyền tự chủ kiểm soát nền kinh tế trong nước.

Cụ thể, nước Anh nắm quyền ban hành chính sách tiền tệ. Nhờ thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất vào tháng 10/2008 mà Vương quốc Anh thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính cùng năm. Nếu tham gia Eurozone, thì nước Anh phải đợi tới 2015 ngân hàng châu Âu ECB mới giải ngân gói nới lỏng định lượng (bơm tiền mua trái phiếu).

Bên cạnh đó, nước Anh muốn nắm quyền tự chủ kiềm chế lạm phát và tự chủ phá giá tiền tệ. Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu khiến ECB phải tăng lãi suất vì lo ngại lạm phát cao ở Đức. Động thái này đã cứu vãn nền kinh tế Đức nhưng lại gây thiệt hại cho Bồ Đào Nha và Italia. Nước Anh không nằm trong Eurozone nên không chịu ảnh hưởng này. Khi đối mặt với lạm phát, nước Anh có thể chủ động giảm giá trị đồng tiền để kích cầu xuất khẩu và kích thích đầu tư nước ngoài mà không làm ảnh hưởng tới các nước khác.

Tin liên quan

>>ROA là gì? Hiểu rõ về cách tính và ý nghĩa của chỉ số ROA

>>Tính thanh khoản là gì? Những thông tin cơ bản về tính thanh khoản của chứng khoán

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *