roa là gì

ROA là gì? Hiểu rõ về cách tính và ý nghĩa của chỉ số ROA

ROA là khái niệm rất quen thuộc trong kinh doanh, đặc biệt là giới đầu tư chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết ROA là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số ROA.

Contents

ROA là gì?

ROA là viết tắt của cụm từ Return on Assets trong tiếng Anh được gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Đây là chỉ số đo lường mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. Vì vậy, chỉ số này sẽ cho biết một công ty sử dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả như thế nào.

roa là gì

Cách tính chỉ số ROA

Công thức tính chỉ số ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường (chính là lợi nhuận sau thuế)/Tổng tài sản của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chỉ số ROA

Để hiểu về ROA trước hết cần hiểu tài sản của một doanh nghiệp được tính như thế nào. Theo đó, tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Mọi hoạt động của công ty đều được lấy từ hai nguồn vốn này. ROA chính là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận.

Chỉ cần nhìn vào chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể biết được một doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền, hưởng lãi bao nhiêu trên 1 đồng tài sản. Chỉ số ROA cung cấp thông tin những khoản lãi được tạo sinh ra từ số vốn đầu tư (hoặc số tài sản). Do vậy, giới chuyên môn gọi ROA là những con số biết nói của doanh nghiệp. Một con số có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của cả một công ty – doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao tức là khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả. ROA càng cao cho biết công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư ít hơn.

Chỉ số ROA đối với các công ty cổ phần lại càng sự khác biệt bởi nó phụ thuộc vào các ngành kinh doanh. Vì vậy, giới chuyên gia cho rằng nên sử dụng ROA để so sánh các công ty. Cách tối ưu nhất là theo dõi, so sánh chỉ số ROA của từng công ty qua mỗi năm. Mặt khác, cũng nên chọn so sánh chỉ số ROA của các công ty tương đồng với nhau về quy mô, ngành nghề kinh doanh.

Trên sàn chứng khoán, con số ROA lại càng có ý nghĩa. Cổ phiếu của doanh nghiệp nào có chỉ số ROA cao thì giá đắt hơn và cũng được ưa chuộng hơn.

Chỉ số ROA bao nhiêu được coi là tốt

So với chỉ số ROE thì ROA ít được quan tâm hơn nhưng vẫn là một chỉ số quan trọng, có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp.

Theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, một doanh nghiệp được đánh giá là đủ năng lực tài chính khi chỉ số ROA lớn hơn 7.5%.

ý nghĩa chỉ số roa

Thế nhưng nếu chỉ riêng con số ROA trong một năm thì nên không nói lên được nhiều điều. Giới đầu tư thường theo dõi chỉ số ROA của một doanh nghiệp trong ít nhất 3 năm liên tục. Nhiều gia nhận định, doanh nghiệp nào duy trì được con số ROA >= 10%/năm trong 3 năm liên tục mới là doanh nghiệp tốt, tài chính ổn định. Những doanh nghiệp như vậy thường được giới chuyên môn và giới đầu tư đánh giá cao.

Ngoài những con số ROA cụ thể, giới đầu tư cũng quan tâm nhiều đến xu hướng biến động của ROA. Chỉ số ROA tịnh tiến đều đặn cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ổn định. Chỉ số ROA biến thiên, tăng giảm thất thường tức là doanh nghiệp kinh doanh bấp bênh, chưa hiệu quả.

Ví dụ về chỉ số ROA của doanh nghiệp

Một số ví dụ minh họa cho bạn đọc dễ hình dung về chỉ số ROA.

Một doanh nghiệp ABC có tổng tài sản là 4.000.000 USD và thu nhập ròng là 1.500.000 USD. Như vậy ROA của doanh nghiệp ABC là 37,5%.

Trong khi đó, công ty BCD cũng có khoản thu nhập 1.500.000 USD trên tổng số tài sản là 9.000.000 USD thì ROA của công ty BCD sẽ là 16,67%.

Nếu so sánh ROA của hai công ty ABC và BCD thì rõ ràng công ty ABC kinh doanh hiệu quả hơn.

Một ví dụ về chỉ số ROA của doanh nghiệp thực tế là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (mã giao dịch trên sàn chứng khoán là VNM).

Theo các báo cáo tài chính, chỉ số ROA của công ty này năm 2013 là 28.56%; năm 2014 là 23.55%; năm 2015 là 28.29%; năm 2016 là 31.83%. Những con số này cho thấy chỉ số ROA của Vinamilk tăng đều qua các năm, chỉ riêng năm 2014 có giảm nhưng mức giảm không đáng kể. Chỉ số ROA của Vinamilk suốt 4 năm liên tiếp đều cao trên 25% cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty rất hiệu quả. Đây là lý do giải thích tại sao cổ phiếu của VNM luôn nằm trong top những cổ phiếu đắt giá nhất trên thị trường và có mức tăng trưởng ổn định.

Ngoài tính toán lợi nhuận trên tổng tài sản, giới đầu cơ còn quan tâm tới tỷ lệ lãi suất của doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay nợ. Cụ thể, một công ty tốt là phải kiếm được nhiều hơn số tiền mà công ty mình chi cho các khoản nợ hay đầu tư. Và ngược lại, một công ty không thể kiếm lãi nhiều hơn số tiền phải chi trả thì công ty này đang làm ăn thua lỗ. Trong trường hợp chỉ số ROA tốt hơn chi phí vay tức là doanh nghiệp đang có một khoản lãi đáng kể.

pveic.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *